Các cách phân loại proxy đơn giản bạn nên biết

Các cách phân loại proxy đơn giản bạn nên biết

Trên thị trường có khá nhiều loại proxy và tùy vào mục đích công việc bạn sẽ sử dụng chúng để làm gì thì với từng loại proxy sẽ có những cơ chế hoạt động khác nhau. Những loại proxy dân cư, datacenter, xoay, tĩnh mà mọi người thường tìm kiếm được hoạt động như thế nào?

1. Phân loại theo DIRECTION (PHƯƠNG HƯỚNG)

Dựa vào phương hướng do người dùng sử dụng để truy cập web, hay web dùng để quản lý truy cập của người dùng, thì proxy được phân ra 2 loại Forward và Reverse.

  • Proxy Forward: đây là loại mà anh em sử dụng. Request sẽ đi từ người dùng tới proxy server, sau đó proxy server sẽ chuyển tiếp các request này tới Internet, từ đó gửi tới server backend của các web.
Sơ đồ như sau: Client -> Proxy -> Internet -> Web.
  • Proxy Reverse: loại này được web sử dụng. Request sẽ đi từ người dùng tới Internet, sau đó tới proxy server và proxy server sẽ chuyển tiếp các requests này tới server backend.
Sơ đồ như sau: Client -> Internet -> Proxy -> Web.

2. Phân loại theo nguồn gốc

Theo nguồn gốc thì proxy có thể chia thành 2 loại: Datacenter và Residential.

  • Proxy Trung tâm dữ liệu (Datacenter): được tạo ra từ các Trung tâm dữ liệu của một khu vực nhất định, rất nhiều IP có cùng chung một địa chỉ trên bản đồ, nên dễ bị các web phát hiện.
  • Proxy dân cư (Residential): được tạo ra từ hệ thống địa chỉ IP dân cư, hộ gia đình sinh sống trong các khu dân cư tách biệt hoàn toàn với các Trung tâm dữ liệu, nên khó bị phát hiện và ít dính blacklist của các web hơn.

3. Phân loại theo EXCLUSITIVITY (TÍNH ĐỘC QUYỀN)

Theo cách phân loại này, proxy có thể chia thành 2 loại: Share và Dedicated.

  • Proxy Share: còn gọi là proxy chia sẻ, loại này có giá rẻ nhưng nhiều người dùng chung nên dễ bị chặn và không ổn định bằng loại proxy riêng (Dedicated).
  • Proxy Dedicated (Private): loại này đắt hơn, chỉ dành cho 1 người dùng 1 lúc nên ổn định, nhanh, và hiệu quả hơn.

4. Phân loại theo ROTATION (CƠ CHẾ XOAY)

Dựa trên cơ chế thay đổi IP của proxy, có thể chia thành 2 loại proxy xoay và tĩnh.

  • Proxy xoay (Rotating): IP của proxy này sẽ thay đổi sau 1 thời gian nhất định hoặc sau mỗi lần truy cập, nên sau mỗi lần đổi sẽ là 1 IP khác.
  • Proxy tĩnh (Static): IP giữ nguyên không đổi trong thời gian dài, nên phù hợp để nuôi tài khoản lâu dài.

5. Phân loại theo VERSION địa chỉ IP

Hiện nay địa chỉ IP có 2 loại version 4 và 6, nên dựa theo đó có thể phân loại proxy IPv4 và IPv6.

  • Proxy IPv4: loại này được nhiều app và web hỗ trợ nên nhiều người ưa dùng hơn, nhưng số lượng IPv4 có hạn nên rất khó để tìm được proxy IPv4 sạch.
  • Proxy IPv6: loại này năm 2012 mới ra mắt, có số lượng nhiều hơn IPv4 nhưng không được nhiều app và web hỗ trợ.

6. Phân loại theo gốc PROTOCOL

Dựa theo gốc protocol của proxy, có thể phân ra 3 loại proxy HTTP, HTTPS, và Socks.

  • Proxy HTTP: chỉ truy cập được các trang web HTTP và HTTPS, dữ liệu của người dùng không được mã hóa nên vẫn có khả năng bị xem hoặc ghi lại.
  • Proxy HTTPS: loại này tương tự với HTTP nhưng mã hóa thông tin nên bảo mật tốt hơn.
  • Proxy Socks: loại này linh hoạt hơn, có thể dùng cho bất cứ web nào, bảo mật tốt vì chúng chỉ có nhiệm vụ chuyển phát chứ không thể đọc được dữ liệu.

7. Phân loại theo ANONITIMITY (ĐỘ ẨN DANH)

Dựa vào độ khả năng ẩn danh (giấu IP thật), có thể chia proxy thành 3 loại: Transparent, Anonymous, và High Anonymous.

  • Proxy Transparent: thường được dùng ở các điểm wifi công cộng, không đổi được IP người dùng.
  • Proxy Anonymous (Semi-Transparent): giúp đổi IP khi truy cập web. Tuy nhiên, web có thể phát hiện ra người dùng đang sử dụng proxy.
  • Proxy High Anonymous (Elite): giúp người dùng đổi IP và không bị web phát hiện là đang dùng proxy.